Tin tức / Hoạt động nghiên cứu

Sỏi tiết niệu & Các phương pháp điều trị bằng thuốc y học cổ truyền

04/09/2014
Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh về đường tiết niệu. Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ; lứa tuổi thường mắc là từ 35 - 55 tuổi. Đây là độ tuổi lao động chính trong gia đình và xã hội, vì vậy, bệnh không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến đời sống kinh tế gia đình và xã hội.
 
Tùy theo khu vực địa lý, dân cư, chế độ sinh hoạt, ăn uống mà người ta có thể mắc các loại sỏi có bản chất hóa học khác nhau như sỏi Calci Oxalat, Calci Phosphat, sỏi Urat, sỏi Cystin. Ở nước ta, thường gặp sỏi Calci Oxalat (chiếm khoảng 75 - 85%), sỏi Calci Phosphat ít hơn (chỉ chiếm khoảng 5 - 15%), rất ít gặp sỏi Cystin. Các loại sỏi Calci thường là loại sỏi cản quang. Các loại sỏi Urat, Cystin thường là sỏi không cản quang nên rất khó phát hiện.
 
Vị trí sỏi thường gặp là ở thận (40%), niệu quản (28,3%), bàng quang (28,3%) và niệu đạo (5,43%). Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau vùng hông - lưng. Bệnh có thể biến chứng gây tiểu đục, tiểu ra máu, nhiễm trùng hoặc tắt đường tiết niệu, ứ nước ở thận gây thận to, suy thận, vô niệu. Trên cận lâm sàng, người ta thường dùng các kỹ thuật siêu âm, chụp X-quang để phát hiện sỏi tiết niệu (trên 90% sỏi có hình ảnh trên X-quang).
 
Trong y học cổ truyền, bệnh sỏi tiết niệu được gọi là chứng "sa lấm", "thạch lâm" gồm các triệu chứng chủ yếu như đau lưng, tiểu tiện khó, tiểu ra máu v.v... Nguyên nhân là do thấp nhiệt kết ở hạ tiêu làm cặn nước tiểu đọng lại, nhỏ gọi là sa, to gọi là thạch. Sa và thạch làm trở ngại đến việc bài tiết nước tiểu, gây tiểu tiện khó, ứ lại gây đau. Thấp nhiệt còn gây sốt, xuất huyết, ứ khí trệ gây chảy máu.
 
Ngày nay, khoa học đã tìm ra nhiều phương pháp để điều trị sỏi tiết niệu. Các phương pháp điều trị ngoại khoa như mổ lấy sỏi hoặc mổ nội soi qua đường niệu; tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể v.v...đều là các kỹ thuật xâm lấn, chi phí điều trị cao, đòi hỏi trang thiết bị hiện đại và trình độ chuyên môn cao của đội ngũ thầy thuốc; vì vậy, nó chỉ được chỉ định trong trường hợp sỏi có kích thước lớn mà các phương pháp điều trị nội khoa ít hiệu quả.
 
Đối với trường hợp sỏi có kích thước nhỏ (dưới 10mm), các phương pháp điều trị nội khoa, mà trong đó chủ yếu là các thuốc có nguồn gốc dược liệu, tỏ ra khá hiệu quả và thường được chỉ định.
 
Trên cơ sở tập hợp các thư tịch cổ, kết hợp kinh nghiệm dân gian và lý luận của y học cổ truyền, Công ty cổ phần Dược Danapha đã bào chế thành công chế phẩm Bài Thạch để điều trị sỏi tiết niệu với thành phần như sau:
 
- Cao khô Kim tiền thảo: 90 mg 
- Chỉ thực: 100 mg
- Nhân trần: 250 mg
- Hậu phác: 100 mg
- Hoàng Cầm: 150 mg
- Bạch mao căn: 500 mg
- Nghệ: 250 mg
- Binh lang: 100 mg (tương đương với cao hỗn hợp: 500 mg)
- Mộc hương: 100 mg
- Đại hoàng: 50 mg
 
Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Nhật Bản, Kim tiền thảo có tác dụng bào mòn sỏi do acid hóa nước tiểu, giúp hòa tan sỏi vốn được hình thành trong môi trường kiềm. Kim tiền thảo tác dụng chủ yếu trên sỏi Calci Oxalate nhờ làm tăng nồng độ Calci trong huyết thanh và làm giảm bài tiết Calci vào đường niệu; tăng bài tiết Citrate vào đường niệu (một yếu tố ngăn chặn sự hình thành sỏi), tăng thể tích nước tiểu và tăng sự thanh thải Creatinin.
 
Tác dụng của Kim tiền thảo được tăng cường hơn khi phối hợp với tác dụng lợi tiểu của Bạch mao căn, tác dụng tăng tiết mật, kích thích tăng co bóp của Nhân trần, Binh lang, Đại hoàng; tác dụng kháng sinh, kháng viêm của Hoàng cầm, Uất kim và tác dụng giảm đau của Mộc hương, Hậu phác, Chỉ thực.
 
Vì vậy, ngoài chỉ định điều trị sỏi tiết niệu, Bài Thạch còn được chỉ định trong trường hợp sỏi mật, viêm túi mật; đặc biệt là để phòng ngừa tái phát sau khi mổ lấy sỏi hoặc tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể.
 
Thuốc đã được Bộ Y Tế cấp số đăng ký lưu hành toàn quốc và đã được người tiêu dùng tín nhiệm sử dụng trong hơn 10 năm qua.
 
Gs.Bs Hoàng Bảo Châu.
                                                                              Ds. Nguyễn Thuận 
 

XÁC NHẬN THÔNG TIN
1. Nếu bạn là Cán bộ Y tế: Đây là những nội dung tóm tắt hướng dẫn sử dụng thuốc. Vui lòng xem tờ hướng dẫn sử dụng để có đầy đủ thông tin.
2. Nếu bạn là Người sử dụng thuốc: Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để được hướng dẫn sử dụng thuốc.